Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Các cách gán tải trọng gió trong RSAP

Tương tự như các phần mềm tính toán kết cấu khác,việc gán tải trong RSAP cũng có thể gán vào dầm,cột. Bài viết này muốn tiếp cận đến cách gán tải khác,đó là sử dụng phần tử CLADDING trong RSAP.
 Cladding - là phần tử bao che trong RSAP cho phép người sử dụng phân phối tải trọng lên các kết cấu chịu lực khác.(tác dụng truyền tải trọng)
Xét mô hình kết cấu đơn giản khung không gian:
- Cột :30x30 cm
-Dầm 25x50cm
-Sàn:12cm
-Vật liệu :B25
-Tải trọng: 0,1 T/m2 phân bố đều lên kết cấu bao che theo 1 phương X
Nhịp dầm 5m,chiều cao cột 3m (như hình vẽ)
  Dễ dàng tính toán tải trọng phân bố vào cột hay dầm theo diện chịu tải
-Tải trọng phân bố lên 2 cột biên : 0.1*2.5=0.25 T/m

-Tải trọng phân bố lên dầm biên : 0.1*3=0.3 T/m
-Tải trọng lên phần tử Cladding: 0.1 T/m2
Kết quả tính toán nội lực (My) từ các trường hợp gán tải:
1.So sánh KQ việc gán tải vào dầm biên và gán tải vào Cladding (Tải trọng phân bố 1 phương Y)


2.So sánh KQ việc gán tải vào cột biên và gán tải vào Cladding (Tải trọng phân bố 1 phương X)
 NX:Kết quả việc gán tải trọng vào cladding (chọn tải trọng phân bố 1 phương theo phương Y hoặc X) trùng với KQ mà chúng ta tính toán phân bố tải lên dầm hoặc cột. (ở đây phần mềm đã tự phân bố tải trọng giúp người dùng)
3.KQ tính toán nội lực khi gán vào Cladding (tải trọng phân bố 2 phương_phương pháp phân bố hình thanh và tam giác)
NX:KQ tính toán nằm giữa 2 trường hợp trên.
KL: Việc gán tải trọng gió trong Robot hoàn toàn có thể thực hiện 1 cách đơn giản bằng cách gán vào phần tử bao che (Cladding) mà kết quả hoàn toàn chính xác.

Về việc định nghĩa tổ hợp bao (envelope combination) trong RSAP

Như những bạn đang tìm hiểu về RSAP và không hiểu định nghĩa tổ hợp bao trong RSAP như thế nào.Mặc định khi định nghĩa tổ hợp thủ công (manual combinations) có 3 kiểu tổ hợp là ULS,SLS và ACC.
- ULS (Ultimate Limit State):  tổ hợp theo trạng thái giới hạn cuối cùng. (có vẻ giống TTGH1)
- SLS(Service Limit State) : tổ hợp theo trạng thái giới hạn trong giai đoạn sử dụng. (TTGH2)
- ACC : tổ hợp tải trọng ngẫu nhiên
 Mặc định tổ hợp là cộng tuyến tính (tương đương kiểu tổ hợp ADD như trong các phần mềm Sap,Etabs) và không hề thấy kiểu tổ hợp bao (EVE).
 Điều này do phần mềm trong quá trình thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép tự tổng hợp tổ hợp bao giúp người dùng, vì thế người dùng ko cần tổ hợp dạng bao (EVEN) trong tính toán BTCT (dầm). Làm sáng tỏ điều này chúng ta cùng tham khảo những hình sau: (quan sát thanh 7)
1. Nội lực do tổ hợp COMB1 (kiểu  ULS)
NX: Giá trị mô men ở 2 đầu thanh là 0.64 Tm và ở giữa thanh là 2.53 Tm
2. Nội lực do tổ hợp COMB2 ( kiểu ULS)
 NX: Giá trị momen ở 2 đầu thanh là 0.79 Tm và giữa thanh là 2.52 Tm
3. Nội lực do tổ hợp bao của 2 trường hợp COMB1 và COMB2 (ENVE)
NX: Giá trị momen ở đầu thanh được lấy bằng max(0.64;0.79)=0.79 và ở giữa thanh là max(2.52;2.53)=2.53.

Cuối cùng mẹo cho các bạn tự xem tổ hợp bao do các trường hợp riêng rẽ: trên ô bảng tải trọng Case gõ các trường hợp cần tổ hợp bao (các trường hợp cách nhau bằng phím space_phím trắng).




Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

SO SÁNH KQ TÍNH TOÁN CỦA ETABS VÀ ROBOT ANALYSIS PROFESSION

  Như chúng ta đã biết,với các kỹ sư kết cấu việc sử dụng phần mềm phân tích kết cấu Etabs của CSI đã khá thông dụng trong các công ty thiết kế xây dựng,kéo theo đó là việc tiếp cận đến các phầm mềm tính toán kết cấu khác còn hạn chế vì lớp đi trước tiếp cận để rồi chỉ lại cho lớp đi sau và thế là Etabs càng trở nên thông dụng.
  Bài viết này muốn gửi tới các bạn đang và sẽ tiếp cận đến Robot Structural analysis professional (RSAP). So sánh kết quả tính toán nội lực từ RSAP và ETABS để thấy tính đúng đắn của phần mềm.
  Bài toán: Mô hình khung không gian (hình vẽ)
  Số liệu đầu vào:
- Cột:  300x450 (mm)
-Dầm : 300x600 (mm)
-Sàn: 120 (mm)
- Vật liệu : BTCT 
-Tải trọng : DEAD,LIVE,WIND
Các bước mô hình cũng như gán tải trọng được thực hiện trong phần mềm Revit structural (RST),định nghĩa vật liệu chúng ta có thể thực hiện luôn bên trong phần mềm RST bằng cách vào Manage/Material.Thay đổi các giá trị như trên hình vẽ theo đúng vật liệu BT sử dụng.Ok,giờ send mô hình sang Robot để tính toán nội lực.Sử dụng add-ins
 Mô hình trong Robot sẽ có dạng
Trong RSAP chúng ta có thể định nghĩa lại vật liệu cho các cấu kiện (nếu chưa được định nghĩa trong RST) bằng cách vào Geometry/Material .
 Chúng ta cùng xem kết quả so sánh mô hình trong etabs và robot của các trường hợp tải trọng
-DEAD:  +kết quả từ Robot moment My
 + Kết quả tính toán từ Etabs moment M3-3


Nhận xét: Kq tính toán trường hợp moment do tĩnh tải chênh lệch 1 giá trị rất nhỏ,xét dầm trục A (Etabs) hay trục 2 (RSAP) giá trị moment ở giữa dầm tương ứng là 2.37 (Tm) và 2.34 (Tm). khoảng chênh lệch 0.03(Tm);hay dầm bên cạnh khoảng chênh lệch là 0 (Tm)
-LIVE: kq tính toán từ RSAP My trong phần tử thanh
+kq từ etabs
NX:kết quả tính toán hoạt tải truyền lên sàn trong 2 phần mềm cho KQ khá giống nhau
-WIND:  +kq tính toán từ RSAP
+kq tính toán tải gió từ etabs
NX:kết quả tính toán nội lực do gió từ etabs trùng với kq tính toán được từ RSAP.
KL: Việc so sánh kết quả tính toán nội lực từ RSAP với ETABS chỉ là 1 cái nhìn chủ quan của mình.Hi vọng cùng các bạn thảo luận thêm về vấn đề liên quan đến 2 bộ phần mềm này
File load mô hình có thể tham khảo link
-File Revit: :http://www.mediafire.com/?nunjrfd0owaswgm
-File Robot : http://www.mediafire.com/?n5m04s3ijexc6h9
-File Etabs: http://www.mediafire.com/?l36m0asvbv8rtew