Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Khai báo liên kết đàn hồi trong RSAP

Trong etabs chúng ta đã biết công cụ khai báo liên kết đàn hồi - Joint/Point spring.

Nhưng trong RSAP có thể bạn sẽ "lúng túng" trong việc tìm hiểu xem công cụ này ở chỗ nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua về việc khai báo liên kết đàn hồi thông qua độ cứng K.
Mô hình ví dụ

Chọn nút cần khái báo liên kết đàn hồi thông qua độ cứng K (lực/đơn vị dài)
Chọn Geometry => Support


Ở tab elastic điền giá trị độ cứng KZ
Chúc các bạn thành công.
Ps: Ngoài khai báo liên kết đàn hồi tại nút, cũng giống như Etabs, SAFE... RSAP cũng hỗ trợ khai báo cho thanh hay tấm đàn hồi (linear and planar supports).

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Vấn đề thiết kế cốt thép theo yêu cầu trong Robot Structure Analysis Professional (RSAP)

Trong bài viết hôm trước, mình có dừng lại ở việc thiết kế cốt thép dạng Provided reiforcement of  RC elements (cốt thép cung cấp trong phần tử BTCT). Cách thiết kế này có hạn chế chỉ thiết kế cho từng cấu kiện hay nhóm cấu kiện, ko cho toàn bộ mô hình. Bài viết này sẽ trình bày cách khác của việc thiết kế cốt thép theo yêu cầu Required reiforcement of RC element. Thiết kế cốt thép theo yêu cầu tạo trong RSAP giúp người kỹ sư có cách nhìn tổng quát về diện tích cốt thép yêu cầu trong phần tử kết cấu, qua đó tham khảo và bố trí cốt thép cho phần tử.
Ở đây trước tiên tôi xin trình bày về cách thiết kế cốt thép theo yêu cầu trong phần tử dầm (Required reiforcement of beam)
Mô hình sử dụng ở bài viết được lấy ví dụ ở bài viết hôm trước
Kết quả tổ hợp bao mô men trong khung.

 Gán các thông số thiết kế cho dầm và cột

Mình xin nói qua chút về bảng Member Type definition (theo TC SNIP)
BEAM
- Trường member: Tên của kiểu phần tử sẽ được gán đến phần tử thiết kế
- Trường Span Lengh: Cách xác định độ dài dầm theo đó vị trí tương ứng để lấy moment thiết kế cốt thép
  • At support faces: độ dài dầm lấy từ bề mặt gối đỡ (ở đây là cột) tới bề mặt cột
  • In axes: độ dài dầm tính từ trục tới trục
  • Coefficient: hệ số độ dài tính theo giá trị Lo - độ dài dầm lấy từ bề mặt gối đỡ
- Trường T-beam (slab considered): tính toán dầm có xét tới ảnh hưởng của độ cứng sàn; các giá trị b1, b2 như minh họa trong hình vẽ
- Trường Support width: xác định kích thước gối đỡ: bạn có thể nhập kích thước gối đỡ vào trường này hoặc chọn nút According to structure geometry (kích thước gối đỡ tính toán theo hình dạng hình học như trong mô hình kết cấu)
- Trường Calculations for forces: cho phép bạn chọn nội lực để tính toán cho dầm, ở đây:
+ Fx: N - lực dọc ;  My/Fz: M/V - mô ment/lực cắt
COLUMN
- Trường member: Tên của kiểu phần tử sẽ được gán đến phần tử thiết kế
- Trường Bucking with respect to Y axis (Z axis) : xác định chiều dài cột
- Trường Buckling length coefficient: xác định giá trị hệ số uốn dọc, lick vào biểu tượng bên cạch Ky (Kz) để chọn giá trị thích hợp.


Tiến hành thiết kế cốt thép yêu cầu cho các phần tử kết cấu của khung: Design/ Required Reinforcement of RC Beam/ Colums...

Màn hình chia thành 4 phần để thiết kế cốt thép theo yêu cầu cho các phần tử khung:
 1. Sơ đồ phần tử kết cấu để thiết kế cốt thép
2. Trường cho phép chọn kiểu thiết kế, phần tử thiết kế và tổ hợp tải trọng thiết kế (ULS)
3. Trường hiển thị kết quả thiết kế cốt thép trong phần tử
4. Bảng hiển thị  các thông số phần tử: tên, tiết diện, vật liệu, độ dài, tiêu chuẩn thiết kế đã gán...

Sau khi chọn các thông số về phần tử thiết kế, tổ hợp tải trọng thiết kế ấn Calculation , 1 bảng hiển thị báo cáo tính toán hiện lên, trong bảng này bạn có thể quan sát báo cáo số phần tử đã tính toán đúng, các phần tử báo lỗi....
Ở bảng Required member Reinforcement hiển thị kết quả tính toán trong các phần tử:
- Top/bottom required reinforcemt My (cm2) : diện tích thép trên, dưới,
- Top/bottom reinforcement distribution : cốt thép cung cấp phần mềm đưa ra tương ứng với diện tích yêu cầu.
- Design case: trường hợp tổ hợp chọn tính toán tương ứng
...và những trường khác nếu muốn hiển thị bạn có thể ấn chuột phải và trường và chọn  Special Fillter để chọn những thành phần sẽ hiển thị trong bảng.
 Quan sát nội lực trên đồ họa ở dầm số 20, giá trị nội lực dùng để tính toán diện tích cốt thép cùng diện tích cốt thép yêu cầu trong phần tử dầm 20.
Nhận Xét:
1. Xem trên sơ đồ trên dễ dàng nhận thấy giá trị cốt thép tính toán ở giữa nhịp ko phải là giá trị momen lớn nhất ở giữa nhịp (đây chính là sự ưu việt hơn của phần mềm khi đưa ra được cho người dùng vị trí momen lớn nhất ở đâu).
2. Giá trị momen tính toán diện tích cốt thép yêu cầu trong phần tử được chọn lớn nhất từ các trường hợp tổ hợp riêng <=> việc chọn tổ hợp bao để tính toán cho dầm (mặc dù trong phần mềm ko có phần cho việc chọn tổ hợp bao ENV)
3. Kết quả tính toán đưa ra từ phần mềm lớn hơn 1 chút so với kết quả tính tay (bạn có thể kiểm tra điều này với những số liệu đưa ra từ ví dụ)
4. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng kết quả này cập nhập lại trong Revit Structure để bố trí thép trong Revit Structure
5. Phần sau của bài viết sẽ tìm hiểu về : thiết kế thép yêu cầu trong cột, tính toán thiết kế dầm xét tới ảnh hưởng của sàn.
Chúc các bạn thành công với phần mềm và hi vọng áp dụng được trong công việc

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Hiển thị nhiều hơn 5 layout trong ASD

Mặc định trong ASD chỉ có thể hiển thị tối đa 5 tab layout, chúng ta có thể thay đổi biến SETPBUF để có thể hiển thị số lượng tùy ý Layout có thể hiển thị.
Command: SETPBUF
Give a maximum number of printouts  <10>: 20
Ở đây: giá trị trong < > là số lượng tối đa bản in - layout có thể hiển thị.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Vấn đề định nghĩa cột - dầm có tiết diện thay đổi trong Robot Structural Analysis Professional (RSAP)

Làm sao để định nghĩa cột dầm có tiết diện thay đổi trong RSAP.
1. Đối với phần tử BTCT (RC)
Phần mềm chỉ cho phép định nghĩa Dầm BTCT (RC beam) có tiết diện thay đổi trong chương trình bằng lựa chọn Use tapered section trong hộp thoại New section
Chú ý: điểm cuối của dầm chính là tiết diện có kích thước bxh2 = 20x70 (cm)
2. Đối với phần tử Thép (Steel)
Lựa chọn Tapered trong hộp thoại new section

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

[ASD] Share tài liệu Tiếng Việt về Autocad Structure Detailing - Formwork

19/05/2012 [share to received]
     Sau 1 thời gian tìm hiểu về ASD-Reiforcement chắc chắn mọi người sẽ cần đến những công cụ trong ASD-Formwork để cải thiện tiến trình làm việc, nơi mà ASD-Formwork có khả năng lập mô hình kết cấu, sử dụng chính mô hình đó để tạo ra mặt bằng kết cấu , mặt cắt ngang, cũng như mô hình kết cấu 3D (làm điều này trong AutoCad quả là bất khả thi); thêm vào đó có các bảng thống kê đi kèm (bạn nào đã có biết qua về Revit sẽ thấy những công cụ thống kê trong Revit - ở đây nó cũng gần tương tự vậy). Tiếp nữa là sử dụng chính mô hình đó để bố trí cốt thép cho kết cấu (Revit Structure cũng làm được điều này).
       1 vài hình ảnh trong tài liệu .
Các bạn có thể load tài liệu ở link sau:  http://www.mediafire.com/view/?5en2rex8mxd5kl0
Mọi ý kiến trao đổi về tài liệu, về phần mềm contact me : Thanhdaigia123@gmail.com 
Thêm nữa, mong mọi người trích dẫn ghi rõ nguồn: daicaxuma.blogspot.com
Chúc các bạn học tập tốt và có thể áp dụng bộ phần mềm này trong công việc.
Chúc thành công

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Sự đồng bộ giữa RST và RSAP

      Chúng ta vẫn thấy những thành viên trên các diễn đàn nói về sự làm việc đồng bộ giữa các bộ môn kiến trúc kết cấu hay cơ điện. Tôi cũng nghe nói nhiều nhưng cũng chưa có thấy được ai show cho thấy được điều đó, ko chỉ bản thân tôi mà các bạn cũng rất muốn nhìn thấy sản phẩm từ những lời nói đó.
     Không quá tham vọng ở việc BIM trong tương lai gần nhưng chắc chắn tới đây nó sẽ thay thế qui trình làm việc của chúng ta thôi. Hnay tôi xem 1 cách nhìn về cái luồng công việc giữa 2 bộ Revit Structure (RST) và Robot Structure Analysis Professional (RSAP) cách lập mô hình từ RST và xuất qua RSAP để rồi thiết kế cốt thép bên RSAP xuất ngược lại kết quả thiết kế đó sang RST.
Ok chúng ta bắt đầu với mô hình
- Mô hình với kích thước dầm (300x600); cột (300x450) và sàn dày 150mm
- Nhịp dầm 5m.
- Vật liệu B15
- Sàn chịu tải trọng phân bố đều 200 KN/m2
Kết quả  nội lực được tính toán trong RSAP.
Gán tham số thiết kế cho dầm cột sàn trong RSAP
Design=>Required reinforcement of beam/column options=>Calculation parameter và chọn các dầm,cột
Tiến hành gán thông số thiết kế cho sàn (tương tự)
Design=>Required reinforcement of slab/wall options=>Code Calculation
 Tiến hành thiết kế cốt thép cho dầm cột
 Kết quả tính thép yêu cầu trong RSAP
Ok vấn đề chính ở đây tôi muốn đề cập là việc làm sao update được kết quả tính thép ở đây sang RST để chúng ta có hình dung nào đó về luồng công việc ở đây.
Chuyển sang RST sử dụng ADDIn để update lại mô hình
Chọn cột cần hiển thị kết quả cốt thép yêu cầu.
Xem phần Reinforcement areas
Chúng ta có thể thấy được diện tích cốt thép yêu cầu theo 2 phương b và h
Chọn cốt thép bố trí trong cột sao cho diện tích thép bố trí lớn hơn yêu cầu và xem kết quả
Ok thép bố trí trong cột >= thép yêu cầu.
Cùng xem kết quả cốt thép sau khi bố trí
Hoàn toàn tương tự cho những đối tượng còn lại.
Ở đây chỉ là 1 cách hình dung đơn giản về luồng công việc, sự chuyển đổi qua lại giữa 2 phần mềm RST và RSAP. Hi vọng thổi được vào các bạn niềm vui trong việc tìm hiểu thêm phần mềm đang còn mới này hiện nay.
Chúc các bạn thành công.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Vấn đề thiết kế cốt thép sử dụng Robot analysis professional

Wow! quay trở lại sau thời gian dài cho việc làm đồ án tốt nghiệp và thời gian sau Tết, hnay chúng ta sẽ tìm hiểu về việc làm sao để có thể sử dụng RSAP trong việc tính toán thiết kế cốt thép.
Ở đây tôi sử dụng mô hình ví dụ : (đồ án mẫu BTCT 2- Khung bê tông cốt thép của PGS-TS. Lê Bá Huế )
- Cài đặt các thông số Job prefrences:
+ Fores:  
+ Material: (Russian- B15)
+  Databases: Reinforcement bar : SNIP 2
+ Design codes :
- Structure axis: 

- Tiết diện và mô hình kết cấu:
- Định nghĩa các trường hợp tải: (Load/ load types)
- Định nghĩa các trường hợp tổ hợp tải trọng : (Load/ Manual combinations)
- Gán tải trọng tác dụng lên kết cấu:
+ TT:
+ HT1
+HT2
+GT
+GP
- Làm sao để khai báo hệ số trọng lượng bản thân (sefl weight = 1,1 - mặc định của chương trình là 1) ?
Load/ Load table . Sửa hệ số factor = 1,10
- Cùng xem và kiểm tra kết quả tính toán ( xét với trường hợp TT )
+ ở phần tử dầm -20
+ Phần tử cột 1
Các bạn có thể xem kết quả tính toán sử dụng Sap2000 trong Hướng dẫn đồ án - khung BTCT .
( Có thời gian chúng ta sẽ mô hình lại trong Sap2000 để kiểm tra lại các kq tính toán ở đây)
- Cùng xem tổ hợp bao trong ROBOT
( Các bạn có thể xem kq tổ hợp nội lực trong đồ án BT2 - Khung BTCT- PGS.TS. Lê Bá Huế  để kiểm tra và so sánh với kq ở đây)
OK- Giờ chuyển sang tiến trình thiết kế cốt thép cho dầm và cột trong mô hình trên và so sánh với kq tính toán trong đồ án mẫu.
B1: Gán thông số thiết kế cho các phần tử dầm cột trong mô hình
+ Design/ Required reiforcement of beam/column options/ Calculation paramater và gán các thông số thiết kế cho dầm cột
B2: Cùng xem diện tích cốt thép yêu cầu trong các phần tử dầm , cột trong mô hình trên
 + Chọn phần tử dầm 20 tầng 1-tiết diện 22x60 (h.v) Design/ Provided reiforcement of  RC elements/ Design beam/ Chọn Manual combinations .
+ Thiết lập các thông số ở Calculations options & Reinforcement partern phù hợp với TCVN (ở đây chúng ta sử dụng TC SNIP của Nga gần giống với TCVN để thiết kế cốt thép-cùng kiểm tra KQ)
KQ tính toán cốt thép yêu cầu trong phần tử dầm 20 :


So sánh kết quả bằng việc tính tay gối phải Mr = -136,59 KN được As=10.07 cm2
- Chọn phần tử cột 3 tầng 1 (h.v)
Cùng kiểm tra kết quả tính thép của cột số 3: (thực hiện tương tự dầm 20)
- Cài đặt thông số Bucking

- Tính toán và xem xét các kết quả
+ Kết quả tổ hợp tải trọng trên cột 3 :
+ Cùng xem hình vẽ về biểu đồ tương tác tính toán cột
Xem hình ảnh tính toán cốt thép cung cấp trong cột

Kết quả tính toán cột 3 file Word có thể xem ở đây : http://www.mediafire.com/?h3nrevz0rpddzn2
File  robot các bạn có thể load ở đây : http://www.mediafire.com/?ue50v23ut5bbd1h
....
Khi nào có thời gian sẽ viết tiếp về chỗ nào còn thiếu ở bài
Thanks đã đọc những gì mình viết